HIỂU CÔNG CHÚNG ĐỂ LÀM NỘI DUNG HAY

Phát phiếu điều tra công chúng, tổng hợp và phân tích số liệu, từ đó có những góp ý để báo chí cải tiến… Năm nhất với môi trường học tập mới còn nhiều bỡ ngỡ, chúng tôi cùng nhau trải nghiệm môn Công chúng báo chí như vậy.

Sinh viên Ngọc Giàu

Hình dung được “bức tranh” công chúng

Cô chia lớp thành những nhóm nhỏ 7-8 thành viên. Nhóm chúng tôi chọn tìm hiểu về thói quen đọc báo của giới trẻ hiện nay. Chỉ trong vài ngày khảo sát, nhờ sự tiện dụng khi phát hành form qua mạng, chúng tôi đã thu thập được hơn 500 phiếu, vượt định mức cô giao. 

Các con số thu được giúp chúng tôi hiểu rõ về độc giả trẻ hiện nay. Số lượng độc giả chọn loại hình báo mạng điện tử là cao nhất (tỉ lệ 93.1% trên tổng số phiếu), họ muốn bài báo có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu (tỉ lệ 82.1%).

Chúng tôi nhận thấy báo in và báo phát thanh dần đã có khoảng cách với công chúng, các bài báo có tính phân tích chuyên sâu hoặc lập luận dài dòng về một vấn đề không phải là gu của độc giả. Công chúng hiện nay đều yêu thích sự mới mẻ, tuy nhiên phải ngắn gọn và dễ nắm bắt, gần gũi với cuộc sống đời thường.

Thời gian mà giới trẻ tiếp cận với báo chí luôn dao động trong khoảng chiều tối, có đến hơn 71.4% trên tổng số phiếu khảo sát chọn đây là thời gian thích hợp để đọc báo. Ngoài ra, họ sẽ chọn các thời gian rảnh ngắn trong ngày để đọc báo, và tỉ lệ nữ giới đọc báo nhiều hơn nam giới.

Báo chí luôn cần cải tiến mới giữ chân độc giả

Rõ ràng so với truyền hình và báo mạng thì báo in khó mà cạnh tranh được về mặt hình ảnh. Những thay đổi đầu tiên cần bắt đầu từ hình thức vì hình thức là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc. Cần cập nhật thông tin nhanh chóng hơn nhưng vẫn giữ được tính chính xác cao, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và dễ tiếp thu, đi kèm nhiều hình ảnh đặc sắc hoặc ảnh minh họa để độc giả có thể nắm bắt thông tin tốt hơn.

Đối với báo truyền hình và báo mạng điện tử cần cập nhật độ chính xác cao hơn, lọc thông tin kỹ. Thêm nhiều hình ảnh đặc sắc và thu hút độc giả. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán giả.

Báo phát thanh cần nâng cao chất lượng âm thanh, giọng nói phóng viên phải rõ ràng rành mạch, biểu cảm để truyền đạt được thông tin tốt nhất đến với công chúng.

Qua lần khảo sát này của môn học Công chúng báo chí, tôi có thể nắm bắt được phần nào những suy nghĩ, chọn lựa của công chúng, hình dung được công chúng cần những thông tin gì, có những lợi ích gì từ việc đọc và theo dõi các loại báo chí. Những trải nghiệm và kiến thức đó sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trên con đường chinh phục ngành quan hệ công chúng mà tôi đang theo đuổi.

Ngọc Giàu (21CDPR)


Sinh viên năng động và nhanh nhạy

Chỉ trong khoảng 1 tuần khảo sát, lớp đã thu thập gần 5000 phiếu khảo sát về 8 đề tài, cùng phân tích các đặc diểm, thị hiếu, nhu cầu của công chúng. Là sinh viên năm nhất, các “nhà nghiên cứu trẻ” rất năng động, rèn luyện được nhiều về cộng tác và làm việc theo nhóm. Đọc nghiên cứu của người khác thì có thể buồn chán nhưng tự mình nghiên cứu thì các bạn nâng niu từng phiếu thu về, nhập tâm từng con số thống kê – đó chính là “trải nghiệm với thực tiễn” theo phương châm đào tạo của nhà trường.

Giảng viên Nguyễn Thị Phước